KOL Là Gì? KOC Là Gì? Phân Biệt KOL Và KOC Trong Marketing

KOL Là Gì? KOC Là Gì? Phân Biệt KOL Và KOC Trong Marketing

 

Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, các doanh nghiệp dần sử dụng các phương án marketing thuê các KOC, KOL để có thể tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Tuy cùng chỉ tới những đối tượng có sức ảnh hưởng nhưng KOC và KOL vẫn có những khác biệt nhất định.

 

1. KOL Là Gì

 

KOL là viết tắt của “Key Opinion Leader”, có thể hiểu là “Người có sức ảnh hưởng” hay “Người lãnh đạo ý kiến”. KOL là những cá nhân, tổ chức có kiến thức chắc chắn của một ngành nghề hay hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và đạt được thành tựu lớn trong ngành đó. Ví dụ Sơn Tùng MTP, MC Trấn Thành,…

Họ thường có lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Tiktok, X,… Vì vậy, các KOL có khả năng ảnh hưởng cao tới quyết định mua sắm và quan điểm của những người hâm mộ, những người theo dõi họ.

Doanh nghiệp thường lựa chọn KOL để tăng sự phủ sóng của nhãn hàng hay sản phẩm, việc lựa chọn KOL trong chiến lược quảng bá cũng giúp thương hiệu tăng thêm sự uy tín được bảo trợ bởi chính người KOL đó và xây dựng được lòng tin của khách hàng.

 

 

2. KOC Là Gì

 

KOC là viết tắt của “Key Opinion Consumer”, được hiểu là “Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng”. KOC không nhất định phải là những người nổi tiếng, mà có thể là những cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và có mức độ uy tín cụ thể. Họ chia sẻ những trải nghiệm họ đã đạt được sau khi sử dụng sản phẩm, để kích thích mong muốn mua hàng của khách hàng mục tiêu.

 

 

KOC thường được các nhãn hiệu sử dụng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng mục tiêu – có thể là những người theo dõi của KOC này; giúp thương hiệu tiếp cận được trực tiếp với người tiêu dùng và có những phản hồi chân thật.

 

3. Phân Biệt KOL Và KOC Trong Marketing

 

 

  KOL KOC
Khái niệm Là những người có sức ảnh hưởng lớn, thường là những chuyên gia, người nổi tiếng, hay đứng top trong một lĩnh vực cụ thể như ca sĩ, diễn viên. Là người tiêu dùng có sức ảnh hưởng, bằng cách chia sẻ chính trải nghiệm sử dụng của bản thân lên các trang mạng xã hội để kích thích mong muốn mua hàng.
Ví dụ Sơn Tùng MTP, MC Trấn Thành,… Tiktoker Võ Hà Linh, Phạm Thoại,…
Độ phủ sóng Có độ phủ sóng lớn, tác động tới nhiều đối tượng khác nhau. Độ phủ sóng thấp, tác động tới nhóm đối tượng nhỏ.
Mục đích Sử dụng khi doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm nhanh chóng, xây dựng thương hiệu uy tín. Sử dụng khi muốn nhắm tới các nhóm khách hàng mục tiêu, kích cầu nhóm khách hàng này.
Chuyên môn Là người có chuyên môn hoặc có tầm ảnh hưởng và độ uy tính nhất định để tạo niềm tin. Không cần có chuyên môn quá xâu vì họ chỉ chia sẻ những trải nghiệm người dùng và đưa ra đánh giá của mình.
Tính chủ động

Bị động

Thường sẽ là doanh nghiệp tự chủ động liên hệ, đưa ra lời mời quảng cáo sản phẩm cho KOL.

 

 

Chủ động – Bị động

KOC có thể chủ động liên hệ, yêu cầu hợp tác review sản phẩm.

Nếu mức độ KOC phủ sóng đủ lớn, nhãn hàng sẽ tự động liên hệ yêu cầu hợp tác.

 

Độ uy tín

 

Trung bình cao

Thường KOL là những người có danh tiếng, họ sẽ mong muốn đảm bảo được uy tín của mình nên trước khi chấp nhận lời mời quảng cáo sẽ có team, bộ phận kiểm tra sản phẩm trước khi nhận lời.

Tuy nhiên, có những người vẫn lựa chọn quảng cáo bất chấp. Ví dụ: Sơn Tùng MTP dính phốt quảng cáo cho hãng kem trộn.

Trung bình thấp

KOC là người tiêu dùng, họ sẽ có những trải nghiệm, phản hồi chính xác nhất đối với các sản phẩm. Nhưng cũng có một số KOC vì tiền mà bất chấp nói không đúng sự thật, gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

 

 

Gửi bình luận của bạn: