Marketing Mix là gì? 4 Mô Hình Marketing Phổ Biến (4p, 7p, 4c, 5a)

Marketing Mix là gì? 4 Mô Hình Marketing Phổ Biến (4p, 7p, 4c, 5a)

 

1. Marketing mix là gì

 

Marketing mix (Bộ kết hợp tiếp thị hay chiến lược tiếp thị) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing, hiểu đơn giản thì Marketing mix là sự kết hợp của các chiến lược khác nhau để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đang quảng bá ra tới thị trường.

Marketing mix hiện nay được thể hiện qua các mô hình phổ biến 4P, 7P và 4C. Và các doanh nghiệp thường sử dụng các mô hình này cho sản phẩm của họ.

 

 

2. Mô hình Marketing 4P

 

2.1 Khái niệm

 

Mô hình Marketing 4P là mô hình lập chiến lược lâu đời nhất là sự kết hợp của 4 yếu tố tạo nên chiến lược cho một sản phẩm:

- Product (Sản phẩm): Là yếu tố liên quan đến việc phát triển và thiết kế sản phẩm/ dịch vụ bao gồm: tính năng, chất lượng, thiết kế,… của sản phẩm.

- Price (Giá): Là các vấn đề liên quan tới việc đặt giá cho sản phẩm/dịch vụ, tùy vào đối tượng khách hàng, thị trường sản phẩm mà bạn đang nhắm đến để đưa ra giá cả hợp lý. Một vài chiến lược định giá sản phẩm có thể nói đến như: Giá cạnh tranh, định giá hớt váng, điều chỉnh giá theo giai đoạn,…

- Place (Địa điểm): là vị trí đặt hàng bán của doanh nghiệp, sao cho có thể thuận tiện nhất cho khách hàng nhìn thấy và mua sản phẩm.

- Promotion (Quảng bá): là các chiến lược tiếp thị để thông báo sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Một vài chiến lược có thể kể đến như: quảng cáo trên truyền hình, tạo ra các sự kiện quảng cáo sản phẩm,…

 

 

2.2 Áp dụng mô hình Marketing 4P như thế nào để chiến lược Marketing được hiệu quả

 

2.2.1 Product (Sản phẩm)

 

Khi lập kế hoạch hãy luôn đặt ra cho bản thân những câu hỏi liên quan tới sản phẩm để có hướng đi đúng nhất:

- Điều khách hàng mong muốn từ sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?

- Làm thế nào để có những thiết kế đẹp…?

- Màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm là gì?

- Tên của sản phẩm là gì?

- Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sản phẩm bạn là?

- Làm thế nào để tao ra sự khác biệt so với những sản phẩm đó?

- …..

Tóm lại, để tạo ra sản phẩm tốt nhất cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có thể phát triển phù hợp; tạo ra sự khác biệt đối với các sản phẩm đã có trước; thiết kế phải thu hút được khách hàng;…

 

2.2.2 Price (Giá)

 

- Thị trường sản phẩm đang có những loại giá nào?

- Thị trường/ ngách mà doanh nghiệp đang nhắm đến là?

- Điểm lợi nhuận mà bạn muốn đạt đến là?

- Chiến lược giá bạn muốn nhắm tới?

- ….

Muốn xác định được giá cho sản phẩm, nhất là những sản phẩm gia nhập thị trường sau cần chú ý tìm hiểu về giá cả của các đối thủ trước đó, xác định được thị trường ngách bạn muốn nhắm đến và cũng cần đảm bảo giá bạn đặt ra sẽ đủ chi trả các chi phí như sản xuất, tiếp thị và cũng đạt được số lợi nhuận mong muốn.

 

2.2.3 Place (Địa điểm)

 

- Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu?

- Các kênh phân phối nào bạn muốn sử dụng Siêu thị/ Gian hàng ngoài trời/ Showroom/ Các sàn thương mại điện tử,…?

- Địa điểm bán sản phẩm có thuận lợi để vận chuyển tới hay không? Nếu không thì cách thức lưu trữ như nào mới hợp lý.

- Làm thế nào để cải thiện được trải nghiệm mua sản phẩm của khách hàng thông qua địa điểm, vị trí sản xếp sản phẩm,…?

- ….

Việc lựa chọn địa điểm bán hàng rất quan trọng đối với trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm, vì vậy cần chú ý lựa chọn các kênh phân phối phù hợp và cũng cần đảm bảo được việc khi vận chuyển tới, sản phẩm sẽ không bị hỏng hóc, không gian bán hàng cũng giúp khách hàng có thiện cảm, dễ nhìn và lựa chọn sản phẩm hơn.

 

2.2.4 Promotion (Quảng bá)

 

- Thông điệp bạn muốn mang lại là gì?

- Kênh quảng cáo bạn muốn sử dụng như quảng cáo truyền hình, trực tuyếm, Livestream,…?

- Thời điểm phù hợp để quảng cáo..?

- Các nội dung, content quảng cáo như thế nào mới có thể thu hút khách hàng?

- Đối thủ cạnh tranh của bạn đã sử dụng loại hình quảng bá nào? Có gây ảnh hưởng gì tới bạn không?

- ….

Lựa chọn kênh quảng cáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận tới khách hàng mục tiêu của bạn, ví dụ sản phẩm bạn dành cho giới trẻ thì nên sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội như tiktik hay facebook,… Bên cạnh đó là các nội dung, content quảng cáo cùng các khuyến mãi được đưa ra để tăng tương tác của khán giả.

 

3. Mô hình Marketing 7P

 

3.1 Khái niệm

 

Mô hình 7P là sự mở rộng hơn của mô hình 4P để tạo sự toàn diện và tăng hiệu quả bán hàng. Mô hình 7P bao gồm 4 yếu tố của 4P và thêm các yếu tố mới là:

- People (Con người): là những người làm việc trong doanh nghiệp và cách mà họ tương tác với khách hàng.

- Process (Quy trình): Là cách thức doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các quy trình để mang sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.

- Physical Evidence (Cơ sở vật chất): Là các yếu tố liên quan tới ngoại hình của doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thiết kế cửa hàng, trang web của doanh nghiệp,…Làm những điều này tốt sẽ làm tăng độ tin cậy của khách hàng.

 

 

3.2 Áp dụng mô hình Marketing 7P như thế nào để chiến lược Marketing được hiệu quả

 

3.2.1 People (Con người)

 

- Những nhân viên trực tiếp tiếp xúc, bán hàng cho khách cần trang bị những kiến thức cần thiết nào?

- Có ghi nhận báo cáo thái độ nhân viên không tốt nào không? Nếu có làm thế nào để cải thiện?

- Quy trình đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên?

- ….

Những nhân viên bán hàng hay trực tiếp tiếp xúc với khách hàng có thể nói đều là những đại diện của doanh nghiệp vì vậy cần có những cách thức quản lý, đào tạo phù hợp để tăng sự trải nghiệm của khách.

 

3.2.2 Process (Quy trình)

 

- Các quy trình tiếp cận, chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua?

- Các quy trình trên đã được tối ưu hóa chưa?

- Quy định, nội quy của doanh nghiệp?

- Quy trình xử lý khi có vi phạm?

- …

 

3.2.3 Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

 

- Cơ sở vật chất tại doanh nghiệp bạn như thế nào?

- Công nghệ sản xuất sản phẩm/ dịch vụ có hiện đại, bắt kịp thị trường hay không?

- Bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn có đồng bộ trên các phương tiện truyền thông?

- …

Các yếu tố từ hình ảnh thương hiệu, bao bì sản phẩm tới các trang web quảng cáo đều chứng mình được giá trị và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Nếu làm tốt, sẽ tăng được độ uy tín với khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng, tiếp thị sẽ được toàn diện.

 

4. Mô hình Marketing 4C

 

4.1 Khái niệm

 

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng mô hình 4P hay 7P đã không còn phù hợp. Từ mô hình 4P có sẵn, người ta phát triển ra mô hình 4C lấy khách hàng làm trung tâm và đưa ra những chiến lược xung quanh đó.

- Customer Solution (Giải pháp cho khách hàng): Bên cạnh việc thu lời cho doanh nghiệp, cần phải đưa ra sản phẩm thực sự giải quyết vấn đề, nhu cầu thiết thực của khách hàng.

- Customer cost (Chi phí khách hàng bỏ ra): là việc chỉ ra được tổng chi phí mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm từ giá của sản phẩm, thời gian nhận được, kể cả quá trình vận chuyển,…

- Convenience (Sự tiện lợi): là việc tối ưu hóa tiện ích và sự thuận lợi trong quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

- Communication (Truyền thông hai chiều): là quá trình giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp tới khách hàng và ngược lại. Doanh nghiệp quảng bá, bán sản phẩm cho khách hàng; Khách hàng cũng phản hồi đưa ra những feedback giúp cải tiến sản phẩm hoặc giúp doanh nghiệp kịp thời ngăn cản khủng hoảng truyền thông.

 

 

4.2 Áp dụng mô hình Marketing 4C như thế nào để chiến lược Marketing hiệu quả

 

4.2.1 Customer Solution (Giải pháp cho khách hàng)

 

- Mong muốn của khách hàng là gì?

- Đã có sản phẩm nào giải quyết được vấn đề đó chưa? Nếu có rồi thì sản phẩm của bạn có gì khác biệt/ nổi trội hơn?

- Hành vi của đối tượng khách hàng bạn nhắm tới?

- …

Thay vì việc chỉ chăm chăm làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm nhất, thì doanh nghiệp nên tập trung giải quyết nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Khi đó thay vì việc phải chật vật đi tìm khách hàng thì ngược lại khách hàng sẽ tìm kiếm bạn.

 

4.2.2 Customer cost (Chi phí khách hàng bỏ ra)

 

- Tính toán chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để nhận được sản phẩm từ giá trị sản phẩm đến thời gian mà khách hàng có thể nhận được?

- Làm thế nào để tối ưu hóa được số chi phí đấy?

- Giá của sản phẩm như thế nào mới phù hợp với chất lượng sản phẩm?

- …

 

4.2.3 Convenience (Sự tiện lợi)

 

- Làm thế nào để tối ưu hóa quá trình mua hàng của khách?

- Các kênh bán hàng nào có thể tiếp cận được tới khách hàng tốt nhất?

- ….

Sự tiện lợi trong quá trình cung cấp sản phẩm tới khách hàng sẽ khiến khách hàng có cảm giác muốn quay lại mua sản phẩm đó lần nữa, tạo ra sự thỏa mãn khi khách hàng có được sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện.

 

4.2.4 Communication (Truyền thông hai chiều)

 

- Doanh nghiệp đã có những chương trình chăm sóc khách hàng hay chưa?

- Sự tương tác với khách hàng trên các kênh truyền thông như thế nào?

- Quá trình sự lý khi nhận được phản hồi của khách hàng là gì?

- ….

Truyền thông không chỉ là việc quảng bá và quảng cáo, mà còn liên quan tới việc tạo ra được sự giao tiếp hai chiều với khách hàng. Doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến của khách hàng, tương tác với họ qua các kênh truyền thông. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được họ thực sự được quan tâm và có mong muốn gắn bó với doanh nghiệp, thậm chí là quảng cáo doanh nghiệp tới những người khác.

 

5. Mô hình Marketing 5A

 

5.1 Khái niệm của mô hình marketing 5A

 

Mô hình Marketing 5A là một khía cạnh của quảng cáo và Marketing trực tiếp; tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tích cực và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả. Mô hình Marketing 5A bao gồm 5 giai đoạn:

- Awareness (Nhận biết sản phẩm): Đây là giai đoạn đầu tiên trong 5A, mục tiêu chính của giai đoạn này là tạo ra được sự nhận biết về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

- Appeal (Thu hút sự chú ý): Sau khi đã khiến khách hàng nhận biết sơ bộ về thương hiệu hay sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần có những chiến lược để khiến khách hàng quan tâm tới chi tiết của sản phẩm và dịch vụ hơn. Doanh nghiệp cần thể hiện được giá trị của sản phẩm, khiến nó được nhấn mạnh trong mắt của khách hàng.

- Ask (Tìm hiểu): Đây là giai đoạn thứ 3 trong mô hình 5A, lúc này khách hàng chủ động tìm kiếm thông tin về thương hiệu, sản phẩm đã khiến mình tò mò ở giai đoạn trước qua nhiều hình thức khác nhau: tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm, tham khảo ý kiến từ người bán, bạn bè, so sánh thông tin từ nhiều nguồn,…

- Action (Hành động): Sau khi đã xác định được tính năng cũng như xem xét sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của mình không, khách hàng sẽ quyết định thực hiện mua hàng. Đây chưa phải giai đoạn kết thúc, bên cạnh việc bán hàng cho khách cần chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ hậu mãi và trải nghiệm trước và sau khi mua hàng.

- Advocate (Ủng hộ thương hiệu): Đây là giai đoạn cuối trong 5A. Trong giai đoạn này, khách hàng có những trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu trải nghiệm tốt, họ có thể trở thành người ủng hộ cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể ghi lại những đánh giá, chia sẻ những trải nghiệm tích cực của bản thân tới những người xung quanh. Sự ủng hộ của khách hàng sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được lan tỏa ra xa hơn và thu hút được nhiều khách hàng mới.

 

 

5.2 Các Dạng Hành Trình Của Mô Hình 5A Trong Marketing

 

Dạng tay nắm cửa

 

Dạng hành trình "Tay nắm cửa" là một trong những biểu hiện của mô hình 5A, mô tả khách hàng có độ tò mò cao, mong muốn mua hàng, ít nghiên cứu trước khi mua, không thích giới thiệu sản phẩm sau mua, dễ chuyển đổi thương hiệu, nhưng có tiềm năng mua lại cao nếu trải nghiệm tích cực. Chiến lược tiếp thị cần tập trung vào thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tích cực từ giai đoạn nhận biết và chú ý.

 

Dạng Cá vàng

 

"Dạng cá vàng" là một dạng hành trình trong mô hình 5A, mô tả khách hàng có độ tò mò cao ở giai đoạn nhận biết, tuy nhiên, sự thu hút lại không cao. Giai đoạn tìm hiểu nổi bật, nhưng khi đến giai đoạn mua hàng và ủng hộ, sự quan tâm lại bị giảm. Đặc điểm này thường xuất hiện trong các ngành công nghiệp B2B và một số sản phẩm B2C.

Trong dạng này, chiến lược Marketing cần tập trung vào việc cung cấp thông tin chi tiết và giá trị để giữ sự quan tâm và khuyến khích khách hàng nghiên cứu thêm. Việc xây dựng niềm tin và tạo ra trải nghiệm tích cực trong giai đoạn tìm hiểu là quan trọng để thúc đẩy hành động mua sắm và ủng hộ từ phía khách hàng.

 

Dạng kèn Trumpet

 

Dạng này có đặc điểm gần giống với hình phễu, tuy nhiên mức độ mua lại ở dạng này lại cao hơn. Trong dạng này, tỷ lệ từ nhận biết đến thu hút, tìm hiểu và mua hàng giảm dần, vì các sản phẩm có giá cao, do đó khách hàng thường tìm hiểu kỹ lưỡng. Mặc dù tỷ lệ mua hàng có thể thấp, nhưng khách hàng có xu hướng ủng hộ thương hiệu một cách mạnh mẽ.

Đối với chiến lược Marketing trong dạng này, trọng tâm nằm ở việc cung cấp thông tin chi tiết và chất lượng, đặc biệt là trong giai đoạn tìm hiểu. Hỗ trợ khách hàng để đảm bảo họ hiểu rõ về giá trị của sản phẩm và thương hiệu là quan trọng. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ với khách hàng sau khi mua hàng làm tăng khả năng ủng hộ thương hiệu trong dài hạn.

 

Dạng hình phễu

 

Khách hàng trong dạng này thường trải qua đầy đủ các giai đoạn của mô hình. Quyết định mua hàng được đưa ra khi họ có đủ trải nghiệm về sản phẩm. Trong chiến lược Marketing cho dạng này, trải nghiệm khách hàng trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng.

Doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tích cực và đáng nhớ cho khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến giai đoạn ủng hộ. Giao tiếp hiệu quả về giá trị sản phẩm và thương hiệu cũng là chìa khóa để giữ chân khách hàng trong quá trình hành trình mua sắm.

 

Dạng hình chiếc nơ

 

"Dạng hình chiếc nơ" được mô tả như một mô hình lý tưởng, kết hợp các ưu điểm từ bốn hình mẫu trước đó. Trong mô hình này, tỷ lệ nhận biết và ủng hộ thương hiệu là bằng nhau, tức là 100% người nhận biết thương hiệu sẽ trở thành ủng hộ thương hiệu. Tương tự, tỷ lệ thu hút và mua hàng cũng bằng nhau.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đặc biệt là tỷ lệ tìm hiểu thấp. Điều này có thể ngụ ý rằng trong mô hình này, khách hàng không dành nhiều thời gian để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ. Có thể đây là những người mua hàng quen thuộc với thương hiệu và tin tưởng vào sản phẩm mà không cần phải nghiên cứu sâu sắc.

 

5.3 Áp dụng mô hình Marketing 5A như thế nào để chiến lược Marketing hiệu quả

 

5.3.1 Awareness (Nhận biết sản phẩm)

 

- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

- Đối tượng này có thói quen sử dụng trang mạng xã hội nào?

- Lựa chọn các phương thức quảng bá phù hợp để phủ sóng nhận diện như thuê KOL, KOC, làm biển quảng cáo,…

 

5.3.2 Appeal (Thu hút sự chú ý)

 

- Nội dung sáng tạo mới lạ, tạo được sự chú ý với khách hàng.

- Đưa ra những câu chuyện, video, hình ảnh trên các trang mạng xã hội để thu hút sự chú ý

 

5.3.3 Ask (Tìm hiểu)

 

- Trên các trang mạng xã hội, website của doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin của sản phẩm, dễ dàng giúp khách hàng tìm hiểu thông tin.

- Đưa ra nhiều thông tin xác nhận được lợi ích, chức năng của sản phẩm

- Tạo nhiều cơ hội tương tác với khách hàng, giúp khách hàng hiểu thêm về sản phẩm.

 

5.3.4 Action (Hành động)

 

- Sử dụng những từ ngữ kích thích hành động từ khách hàng như: “Hãy mua ngay!”

- Tạo ra các chương trình khuyến mãi để kích cầu, hấp dẫn khách hàng mua sắm

 

5.3.5 Advocate (Ủng hộ thương hiệu)

 

- Tạo các chương trình chi ân khách hàng để động viên khách hàng mua lại sản phẩm và thưởng cho những khách hàng đã ủng hộ.

- Có những chương trình hậu mãi, tri ân khách hàng.

- Sử dụng những đánh giá tích cực để có thể tạo ấn tượng với khách hàng mới.

Gửi bình luận của bạn: