Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Cách Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu

 

1. Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì?

 

Nhận diện thương hiệu (hay Brand awareness) là khả năng mà người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu nhận và nhớ ra một thương hiệu cụ thể. Khả năng này có thể liên quan đến việc khách hàng nhận diện được về logo, tên thương hiệu, màu sắc đại diện của doanh nghiệp, slogan hay bất cứ yếu tố nào mà doanh nghiệp sử dụng để định danh và phân biệt được chính thương hiệu đó với các thương hiệu khác.

 

 

Ví dụ: Bạn có thể dễ dàng nhận diện ra các thương hiệu của các hãng xe công nghệ bằng cách nhìn vào màu sắc áo nhân viên hay mũ của họ: Be màu vàng, Grab màu xanh lá cây, Xanh SM màu xanh da trời, Gojek màu xanh đen,…

 

2. Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì?

 

Bộ nhận diện thương hiệu (hay Brand Identity) là tập hợp các yếu tố tạo nên những bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp/thương hiệu, giúp phân biệt với các đối thủ khác.

Phân loại bộ nhận diện thương hiệu thành 2 loại: Vô hình và Hữu hình

Bộ nhận diện thương hiệu hữu hình là những thứ ta có thể thấy qua mắt thường, một vài yếu tố hữu hình phổ biến như:

- Logo: Biểu tượng trực quan của thương hiệu, thể hiện bản sắc của thương hiệu, đại diện cho thương hiệu.

- Slogan: mô tả quyết tâm, giá trị cốt lõi hay tầm nhìn của thương hiệu.

- Màu sắc thương hiệu: Màu sắc chính được sử dụng cho logo, website, fanpage, đồng phục,… của thương hiệu.

- …..

Bộ nhận diện thương hiệu vô hình là cảm nhận của khách hàng trong suốt quá trình tiếp cận với doanh nghiệp. Một vài yếu tố vô hình phổ biến như:

- Giọng điệu và ngôn ngữ của thương hiệu: là phong cách, cách thức doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng thông qua ngôn ngữ, cách trả lời khách hàng,…

- Trải nghiệm thương hiệu: là các trải nghiệm của khách hàng khi tương tác, tiếp xúc với doanh nghiệp từ trải nghiệm mua sắm, sử dụng sản phẩm,…

- ……

 

3. Vai Trò Của Nhận Diện Thương Hiệu

 

Việc có bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang lại những lợi ích trong quá trình thành lập ra các chiến lược kinh doanh và Marketing cho doanh nghiệp:

- Gây ấn tượng và khiến khách hàng ghi nhớ: doanh nghiệp có thiết kế độc đáo và khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật trong trí nhớ của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn giữa các thương hiệu khác nhau, việc có ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả sẽ giúp thương hiệu có phần trăm lựa chọn cao hơn. Tuy nhiên cầm đảm bảo tính nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng có những ấn tượng tích cực.

 

 

- Thể hiện được bản sắc và giá trị cốt lõi của thương hiệu: Có bộ nhận diện tốt giúp thương hiệu thể hiện đươc ra những đặc điểm cá nhân riêng biệt mà chỉ bản thân có, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các đối thủ. Khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà bản thân biết rõ hơn.

- Tạo dựng niềm tin và sự gắn kết với khách hàng: Bộ nhận diện thương hiệu nhất quán với những gì doanh nghiệp đã thể hiện tạo sự gắn kết và tin cậy của khách hàng. Khi có trải nghiệm tốt và thỏa mãn, khách hàng có thể lựa chọn quay lại ủng hộ và giới thiệu với những người xung quanh.

 

4. Cách Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

 

4.1 Bước 1: Xác định đặc điểm nổi bật của thương hiệu

 

Đầu tiên nên lựa chọn nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp về giá trị cốt lõi, mục tiêu của doanh nghiệp là nhắm tới đối tượng khách hàng như thế nào? Có phù hợp với các đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp. Xác định những đặc điểm nổi bật hơn so với các đối thủ để khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sẽ đánh mạnh vào các đặc điểm đó.

 

 

4.2 Bước 2: Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu

 

Khách hàng là chìa khóa dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ đối tượng mà bạn đang hướng tới, Họ có những đặc điểm nổi bật nào cần chú ý không? Làm thế nào để chạm đúng nhu cầu mong muốn của họ?

 

4.3 Bước 3: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

 

Sau khi đã nắm được các đặc điểm của doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu, thì việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu xoay quanh những đặc điểm đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

- Slogan: Phải đảm bảo thể hiện được thái độ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Câu từ phải ngắn gọn, xúc tích dễ ghi nhớ, phù hợp với đối tượng đang hướng đến.

- Logo: Đây là hình ảnh được nhìn thấy nhiều nhất của doanh nghiệp nên cần thiết kế sáng tạo, có tính độc đáo, dễ dàng áp dụng lên các sản phẩm hay phương tiện truyền thông khác nhau. Logo nên có những thiết kế tối giản để giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng hơn.

- Màu sắc trên các phương tiện truyền thông: Màu sắc phải có sự nhất quán trong suốt các chiến lược kinh doanh hay Marketing. Màu sắc chủ đạo được lựa chọn cũng phải hướng đến các sản phẩm/dịch vụ mình đang bán tránh “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”. Ví dụ các doanh nghiệp có sản phẩm hướng về thiên nhiên sẽ thường sử dụng màu chủ đạo là các màu xanh lá, xanh lá cây.

 

 

4.4 Bước 4: Quảng cáo

 

Sau khi đã thiết kế xong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, bạn nên áp dụng trên các ấn phẩm quảng cáo để tăng thêm tính hiệu quả của nó, khiến bộ nhận diện thương hiệu xuất hiện nhiều trước mặt khán giả khiến họ nhớ về thương hiệu lâu hơn. Bên cạnh những phương thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bạn có thể sử dụng những bảng quảng cáo ngoài trời, chuyên được đặt tại những nơi có lượng phương tiện đi lại hàng ngày cao, tăng độ phổ biến.

 

 

Trên đây là những thông tin về nhận diện thương hiệu và cách xây dựng bộ nhận diện sao cho hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

 

Gửi bình luận của bạn: