Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Các Sản Phẩm Trí Tuệ Nhân Tạo Năm 2023

Trí Tuệ Nhân Tạo(AI) là gì?

 

Trí Tuệ Nhân Tạo(AI) là các hệ thống máy tính có trí thông minh được con người tạo ra nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu sự hiểu biết, học hỏi, và quyết định tương tự như con người. 

Trí Tuệ Nhân Tạo(AI) rất rộng lớn và được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống dưới đây là một số sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo:

 

1, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Dịch Vụ Trực Tuyến

Công Cụ Dịch Ngôn Ngữ:

Google Translate:

Là công cụ dịch hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả văn bản, giọng nó. Nó có khả năng dịch hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Đặc biệt, Google Translate có thể sử dụng khả năng quét văn bản từ hình ảnh để dịch một cách dễ dàng hơn.

 

 

Microsoft Translator:

Bên cạnh việc dịch văn bản và hỗ trợ các dịch vụ trực tuyến thông qua trang web, Microsoft Translator còn cung cấp API cho các nhà phát triển, cho phép họ tích hợp chức năng dịch ngôn ngữ vào các ứng dụng và dịch vụ của mình.

 

 

Bing Translator:

Bing Translator là dịch vụ dịch ngôn ngữ trực tuyến được phát triển bởi Microsoft, là một phần của công cụ tìm kiếm Bing của họ. Bing Translator hỗ trợ người dùng chuyển đổi văn bản thành các ngôn ngữ khác nhau. Nó được thiết kế để giúp người dùng truy cập thông tin và tương tác trên internet một cách thuận tiện, ngay cả khi họ gặp phải văn bản không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

 

 

Trợ Lí Ảo:

 

Đây là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, giúp máy tính hoặc thiết bị điện tử tương tác với người dùng thông qua lời nói hoặc văn bản. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu của hợp trợ thông minh:

Siri (Apple):

Đây là công cụ hỗ trợ thông minh được tích hợp trên các thiết bị Apple (iPhone, iPad, Apple Watch, Mac) giúp người dùng thực hiện các nhiệm vụ như gửi tin nhắn, đặt hẹn, kiểm tra thời tiết chỉ bằng cách nói lệnh.

 

 

Samsung Bixby:

Bixby là hỗ trợ thông minh của Samsung, được tích hợp vào các điện thoại thông minh và thiết bị của Samsung. Nó có thể giúp người dùng thực hiện các tác vụ như chụp ảnh, gửi tin nhắn và kiểm soát thiết bị Samsung.

 

 

Google Assistant (Google):

 

Công cụ hỗ trợ thông minh của Google hoạt động trên các thiết bị Android và các thiết bị có Google Assistant tích hợp. Nó cung cấp thông tin, tài trợ câu chuyện và thậm chí là khả năng điều khiển các thiết bị nhà thông minh.

 

 

2, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Y Tế

Trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng lớn trong lĩnh vực y tế, đem lại nhiều cơ hội để cải thiện chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán bệnh, quản lý dữ liệu, và tối ưu hóa các quy trình y tế.

Hệ Thống Hỗ Trợ Chẩn Đoán

 

BM Watson:

Đây là một hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi IBM Watson Health, giúp các bác sĩ xác định phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư dựa trên dữ liệu lâm sàng và nghiên cứu y học.

 

 

PathAI:

Được tạo ra từ công ty công nghệ y học Path với mục tiêu tận dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện chẩn đoán bệnh từ hình ảnh vật lý, đặc biệt là trong lĩnh vực patô học (pathology images).

 

Quản Lý Dữ Liệu Y Tế:

 

Google Health:

Google Health sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu y tế, bao gồm dữ liệu lâm sàng và hồ sơ bệnh án, để tạo ra các giải pháp thông minh dựa trên dữ liệu cho người dùng và các cơ sở y tế.

 

 

Nference:

Họ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu y tế lớn và tạo ra thông tin phân tích sâu về các triệu chứng, điều trị, và nghiên cứu y học.

 

Nghiên Cứu và Phát Triển Dược Phẩm:

 

Atomwise:

 

Atomwise sử dụng công nghệ học sâu để tìm kiếm và phân tích các hợp chất dược phẩm tiềm năng để phát triển các loại thuốc mới và cải thiện quy trình nghiên cứu dược học.

 

 

Insilico Medicine:

 

Insilico Medicine sử dụng dữ liệu được nhập vào để tạo ra các mô hình hóa dữ liệu sinh học phức tạp. Điều này bao gồm việc phân tích genôm, proteôm, và các dữ liệu sinh học khác để hiểu cách các phân tử tương tác và làm việc trong cơ thể.

 

 

Hỗ Trợ Hệ Thống Chăm Sóc Khách Hàng:

 

AiCure:

AiCure phát triển các giải pháp hỗ trợ bệnh nhân theo dõi và duy trì quy trình uống thuốc đúng cách. Họ sử dụng công nghệ hình ảnh và video để xác định xem bệnh nhân đã uống thuốc hay chưa.

 

 

Sense.ly:

Trợ lý trí tuệ nhân tạo này có khả năng tương tác với bệnh nhân thông qua giọng nói và hình ảnh để thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe, triệu chứng và hỏi các câu hỏi y tế liên quan.

 

3, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Tài Chính

 

Các nền tảng giao dịch tự động

 

MetaTrader 4 và 5:

 

Sử dụng AI cung cấp các công cụ và kịch bản lập trình để tạo ra các chiến lược giao dịch tự động.

 

 

QuantConnect:

 

Platform giúp nhà đầu tư và lập trình viên phát triển và kiểm tra các chiến lược giao dịch dựa trên AI.

Credit Scoring và Rủi Ro Tín Dụng

 

ZestFinance:

Sử dụng AI để đánh giá rủi ro tín dụng cho những người vay mà các mô hình truyền thống có thể không đánh giá được. ZestFinance cải thiện quá trình xác định khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là những người có lịch sử tín dụng kém hoặc không có lịch sử tín dụng.

 

 

LendingClub:

 

LendingClub thu thập một lượng lớn dữ liệu từ các người vay, bao gồm lịch sử tín dụng, thu nhập để đánh giá rủi tín dụng của người vay.

Dự Đoán Thị Trường và Đầu Tư

 

AlphaSense:

 

Nó được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các chuyên gia tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin tài chính, kinh doanh và tin tức thị trường bằng cách sử dụng NLP (Natural Language Processing).

 

 

Sentieo:

 

Đây là một nền tảng tìm kiếm và phân tích dữ liệu tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo, được thiết kế để hỗ trợ các chuyên gia tài chính, nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ tìm kiếm thông tin và hiểu biết về thị trường tài chính.

Chăm Sóc Khách Hàng và Tư Vấn Tài Chính

 

Personetics:

 

Công nghệ của Personetics tập trung vào việc cung cấp giải pháp trợ lý ảo cho các ngân hàng và tổ chức tài chính, được thiết kế để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tăng cường tương tác và cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân hóa.

 

 

Kasisto:

 

Công cụ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng để giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó Kasisto còn hỗ trợ việc phân tích tài chính giúp khách hàng có những cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính lúc bấy giờ.

 

 

4, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Giáo Dục:

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được tích hợp mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục để cải thiện quy trình giảng dạy, tạo ra trải nghiệm học tập tốt hơn và cung cấp hỗ trợ giáo viên và học sinh. Dưới đây là một số công cụ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục:

Công Cụ Học Trực Tuyến và Khóa Học Thực Tế Ảo

 

Coursera:

Coursera sử dụng các thuật toán học máy để phân tích dữ liệu học tập của người dùng, bao gồm tiến triển, sở thích, và kết quả học tập trước đó. Dựa trên thông tin này, hệ thống đề xuất các khóa học, chuyên ngành hoặc chứng chỉ phù hợp với mục tiêu học tập của người dùng.

 

 

Labster:

 

Labster là một nền tảng giáo dục trực tuyến được thiết kế để cung cấp các trải nghiệm thí nghiệm khoa học thực tế ảo. Nó sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra môi trường học tập ảo giống như các phòng thí nghiệm thực tế.

 

 

Học Ngôn Ngữ và Tự Học

 

Duolingo:

 

Duolingo sử dụng học máy để theo dõi tiến triển học tập của người dùng, bao gồm việc đánh giá câu trả lời, thời gian học và độ chính xác của việc học. Dựa trên dữ liệu này, hệ thống tối ưu hóa bài học cho mỗi người dùng, tập trung vào các chủ đề hoặc kỹ năng mà họ cần cải thiện.

 

 

Rosetta Stone:

 

Hệ thống của Rosetta Stone sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi tiến triển của người học. Nếu người học thành công ở một cấp độ, hệ thống sẽ tự động tăng độ khó của các bài học để duy trì thách thức và động lực học tập.

 

Giáo Viên Trí Tuệ Nhân Tạo và Hỗ Trợ Giảng Dạy

 

ScribeSense:

ScribeSense sử dụng các công nghệ nhận diện giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chuyển đổi bài giảng, bài diễn thuyết hoặc bất kỳ nội dung nói chuyện nào thành văn bản. Điều này hỗ trợ sinh viên hoặc học sinh khi cần ghi chép hoặc tìm kiếm thông tin.

 

 

Cognii:

 

Cognii cung cấp một phương pháp học tập tương tác và độc đáo, giúp sinh viên nhận được hỗ trợ chi tiết và cá nhân hóa trong quá trình học tập của mình. Bên cạnh đó công cụ cũng giúp sinh viên viết tiểu luận, bài luận và bài tập bằng cách cung cấp gợi ý, sửa lỗi ngôn ngữ và hỗ trợ trong việc tổ chức ý thức.

 

 

5, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Nghệ Thuật và Giải Trí

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình nhiều khía cạnh của ngành công nghệ và giải trí, bao gồm nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, và trò chơi video. Dưới đây là một số công cụ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí:

 

Nghệ Thuật và Sáng Tạo

 

DeepArt:

 

Một dịch vụ trí tuệ nhân tạo cho phép bạn chuyển đổi các bức ảnh thành các tác phẩm nghệ thuật với các phong cách nổi tiếng của các họa sĩ hoặc bức tranh nghệ thuật độc đáo.

 

 

Runway ML:

 

Đây là một nền tảng trí tuệ nhân tạo độc đáo được thiết kế để kết nối các nhà thiết kế, nghệ sĩ và nhà phát triển với công nghệ AI một cách dễ dàng. Nền tảng này cung cấp một loạt các mô hình AI và công cụ để tạo ra nội dung sáng tạo, từ nghệ thuật đến âm nhạc và video.

 

 

Âm Nhạc

 

AIVA:

AIVA là một trình tạo âm nhạc tự động dựa trên AI. Hệ thống này sử dụng học sâu (deep learning) và các thuật toán học máy để sáng tạo ra các bản nhạc và những tác phẩm âm nhạc đa dạng.

 

Google's Magenta Project:

 

Google's Magenta Project là một dự án nghiên cứu của Google tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra và cải thiện âm nhạc và nghệ thuật sáng tạo. Dự án này sử dụng công nghệ học sâu (deep learning) và học máy (machine learning) để phát triển các mô hình và công cụ cho việc tạo ra âm nhạc, hình ảnh, và nội dung đa phương tiện.

 

 

Điện Ảnh và Truyền Hình

 

DeepDream:

 

DeepDream là một dự án của Google sử dụng trí tuệ nhân tạo để biến đổi và tạo ra hình ảnh mới từ các ảnh gốc.

 

 

Wombo AI:

 

Ứng dụng này sử dụng công nghệ học máy để kết hợp các hình ảnh và văn hóa tiểu phẩm với âm nhạc, tạo nên các video hài hước và giải trí.

Trò Chơi Video

 

Procedural Content Generation (PCG):

 

Một phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra nội dung trong trò chơi video một cách tự động và ngẫu nhiên. PCG được sử dụng để tạo ra các thành phố, môi trường, màn chơi, nhân vật, vũ khí, và nhiều yếu tố khác trong trò chơi, giúp tăng tính tái chơi và độ đa dạng của trò chơi.

 

 

Non-Player Character (NPC) Behavior:

 

Đề cập đến cách các nhân vật không phải người chơi (NPCs) trong trò chơi video phản ứng và tương tác với môi trường và người chơi. Trong ngữ cảnh của trí tuệ nhân tạo, NPC Behavior thường sử dụng các thuật toán và mô hình học máy để tạo ra hành vi tự động và chân thực cho các nhân vật NPC.

6, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Công Nghệ

 

Thị giác máy tính và nhận diện hình ảnh

 

Microsoft Azure Face API:

Microsoft Azure Face API là một dịch vụ nhận diện khuôn mặt được cung cấp bởi Microsoft Azure, nằm trong hệ thống dịch vụ Trí Tuệ Nhân Tạo của Microsoft. Dịch vụ này cung cấp các công cụ có thể nhận diện, xác định và phân tích khuôn mặt trong hình ảnh từ tuổi tác, giới tính đến tâm trạng.

Google Cloud Vision API:

Google Cloud Vision API là một dịch vụ của Google Cloud Platform cho phép xử lý hình ảnh và video thông qua trí tuệ nhân tạo. Dịch vụ này cung cấp các chức năng mạnh mẽ để nhận diện và phân tích nội dung trong hình ảnh và video.

 

Amazon Rekognition:

Amazon Rekognition là một dịch vụ của Amazon Web Services (AWS) cho phép nhận diện và phân loại các đối tượng trong hình ảnh và video. Công cụ này được sử dụng trong việc giám sát, nhận diện khuôn mặt và quản lý nội dung đa phương tiện

 

Tự Động Hóa và Robot

 

Robot Operating System (ROS):

ROS là một framework mã nguồn mở cho việc phát triển robot. Nó cung cấp các thư viện, công cụ, và giao thức để giúp robot tương tác với môi trường xung quanh. ROS được sử dụng trong nghiên cứu robot, phát triển robot công nghiệp và dịch vụ, và giáo dục về robotica.

 

Robot Framework:

 

Robot Framework là một framework tự động hóa kiểm thử mã nguồn mở, nhưng cũng có thể được sử dụng cho tự động hóa robot và các quy trình tự động hóa khác. Công cụ này được ứng dụng cho việc tự động hóa kiểm thử và tự động hóa robot trong các ứng dụng công nghiệp.

 

 

Universal Robots (UR):

 

Universal Robots cung cấp các robot công nghiệp hợp tác với con người (collaborative robots hoặc cobots). Chúng có khả năng làm việc cùng với người làm việc một cách an toàn và hiệu quả. Công cụ này cho phép người dùng có thể thiết lập dây chuyền sản xuất, đóng gói và tự động hóa các dây chuyền.

 

AI-Generated Content

 

AI-Generated Content là nội dung được tạo ra hoặc tác động bởi Trí Tuệ Nhân Tạo (AI). Công nghệ này cho phép máy tính tạo ra văn bản, hình ảnh, video, và các loại nội dung khác một cách tự động mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người. Dưới đây là một số công cụ AI Generated Content phổ biến:

 

Chat GPT-3 (Generative Pre-trained Transformer 3) - OpenAI:

 

Chat GPT-3 là một mô hình học sâu có khả năng tạo ra văn bản tự động với chất lượng cao. Nó có khả năng viết văn bản, tạo câu chuyện, trả lời câu hỏi, và nhiều ứng dụng khác. GPT-3 thường được sử dụng trong việc viết nội dung cho blog, viết tin tức, tạo đoạn văn mẫu, hỗ trợ tương tác người dùng.

 

 

BARD - Google:

 

Là sản phẩm phát triển bởi google AI với tệp dữ liệu khổng lồ của google, Bard có thể tạo nhiều văn bản, sáng tạo nội dung và dịch ngôn ngữ, trả lời những câ hỏi một cách rõ ràng và chính xác.

 

 

7, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Năng Lượng và Môi Trường:

Uptake:

 

Uptake sử dụng các thuật toán Trí Tuệ Nhân Tạo để dự đoán và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả năng lượng đặc biệt trong các ngành công nghiệp năng lượng, xây dựng, và chế biến.

 

 

Fireball International:

 

Bằng cách sử dụng các loại dữ liệu khác nhau từ thời tiết, địa lý, lịch sử các cuộc cháy rừng, Fireball International tạo ra mô hình có thể dự đoán được các cuộc cháy rừng trong khu vực, giúp giảm thiểu sự thiệt hại do cháy rừng gây ra.

 

 

Descartes Labs:

 

Descartes Labs sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và các mô hình AI để giám sát những thay đổi nhỏ nhất về sự biến đổi khó hậu từ những thay đổi của băng tuyết, nước và độ ẩm trong không khí.

8, Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Ô Tô Tự Lái

 

Hệ thống tự động lái Autopilot:

 

Các hoạt động của Autopilot có thể kể đến như hỗ trợ đổi làn đường tự động, giúp và cảnh báo người dùng về khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước, đồng thời công cụ cũng có những chức năng nhận diện các biển báo giao thông trên đường một cách chính xác, tự động giảm tốc để phù hợp với biển báo giới hạn tốc độ trên đường.

 

 

Full Self-Driving (FSD):

 

FSD là hệ thống hoàn toàn lái tự động cho phép nó có thể tự động điều chỉnh hướng và đường đi dựa trên những thông tin về địa chỉ mà người dùng đã nhập từ trước. Ngoài ra FSD còn có thể nhận diện các vật thể và người đi trên đường giúp bạn tránh được các trường hợp khẩn cấp.

Kết Luận

Trên đây là một sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong đời sống nó giúp con người có một cuộc sống dễ dàng hơn.

 

Gửi bình luận của bạn: