Insight Khách Hàng Là Gì? Cách Xác Định Chính Xác Insight Khách Hàng

1. Insight Là Gì?

 

1.1 Khái niệm

 

Trong lĩnh vực Marketing, Insight ngầm hiểu là có những hiểu biết sâu sắc và thông thái về suy nghĩ “thầm kín” của khách hàng hay thị trường liên quan đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Đây là những thông tin chiến lược, cụ thể, nhận thức chính xác về hành vi, nhu cầu, mong muốn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của khách hàng.

 

 

Xác định Insight khách hàng đúng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và tối ưu hóa chiến lược marketing của mình mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Các hoạt động tiếp theo trong chiến lược cũng sẽ đánh trúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, kích thích mong muốn mua hàng của họ.

 

1.2 Đặc điểm của Insight khách hàng

 

Là những hiểu biết sâu sắc: Những thông tin nhận biết về insight khách hàng không phải là những thông tin dễ dàng nhận biết trên bề mặt, nó khó có thể đo lường một cách trực tiếp, mà đòi hỏi sự tìm kiếm và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Là nguồn thông tin có giá trị: Từ Insight được tìm ra, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, giúp tạo ra hay điều chỉnh những chiến lược kinh doanh/Marketing hiệu quả. Ví dụ: Insight khách hàng chỉ ra rằng khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh về trang web, trang fanpage để giúp khách hàng tìm kiếm dễ dàng hơn đáp ứng được mong muốn, Insight của khách hàng.

Thay đổi theo thời gian: Insight của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian do sự biến động trong xu hướng của cộng đồng và do môi trường xung quanh tác động liên tục. Vì vậy, tùy vào từng thời điểm thực hiện chiến dịch doanh nghiệp cần phải cập nhật Insight khách hàng thường xuyên tránh việc bị tụt lại phía sau, các insight trở nên lỗi thời và không đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

 

1.3 Vai trò của việc xác định đúng Insight khách hàng

 

Việc xác định đúng Insight khách hàng đóng vai trò quan trọng trong một chiến lược kinh doanh/marketing. Thông qua việc nắm được về mong muốn, nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng; doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được chiến lược marketing của mình, cải thiện chất lượng của sản phẩm và phát hiện ra những cơ hội mới. Quá trình mua hàng lần lượt từ: Nhận biết, Tò mò, Tìm hiểu sản phẩm, Mua hàng và quay trở lại ủng hộ nhãn hàng (Theo Mô hình Marketing 5A: https://www.noithatgiatot2k.com/marketing-mix-la-gi-3-mo-hinh-marketing-pho-bien-4p-7p-4c ); việc xác định đúng Insight khách hàng tùy từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được giai đoạn nào còn thiếu sót, cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong giai đoạn đó.

Đây cũng là nguồn phản hồi quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển sức cạnh tranh của thương hiệu. Như vậy, Insight không chỉ là công cụ hiểu rõ khách hàng mà còn là chìa khóa cho sự thành công và vững mạnh của doanh nghiệp.

 

2. Các Cách Xác Định Chính Xác Insight Của Khách Hàng

 

Muốn đạt được những thành tựu trong một chiến lược Marketing thì từ bước xác định suy nghĩ của khách hàng, xác định Insight đã phải xác định đúng và chính xác. Vậy có những cách hay phương tiện nào giúp bạn tiếp cận đúng với insight khách hàng.

 

2.1 Quan sát xung quanh bạn

 

- Quan sát những người xung quanh bạn đang làm gì?

- Họ đang xem gì?

- Các trend hiện tại trên mạng xã hội là gì?

- Tại sao họ xem/ làm theo những cái đó?

- Mức độ chú ý của họ như thế nào?

 

 

2.2 Tham gia vào các hội nhóm group theo từng chủ đề/ lĩnh vực liên quan

 

Mỗi group là một tệp khách hàng khác nhau tùy theo lĩnh vực, nếu bạn đang tìm hiểu Insight của khách hàng thì nhất định phải tham gia vào các hội nhóm liên quan. Tại đây bạn cần chú ý:

- Nội dung như thế nào đang được đăng nhiều nhất trong group?

- Kiểu nội dung có lượt tương tác nhiều nhất?

- Thành viên trong nhóm đó đang thảo luận về vấn đề gì?

 

2.3 Theo dõi các bài viết có nội dung liên quan

 

Việc theo dõi các bài viết nổi bật, nhất là việc đọc comment của độc giả ngay dưới những bài viết đó sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được insight của tệp khách hàng đó. Dưới comment, khách hàng thường sẽ bộc lộ những suy nghĩ, mong muốn thật sự của mình; thậm chí sẽ có khách hàng đề xuất ra những giải pháp mà thường họ sẽ không muốn chia sẻ ra.

 

2.4 Theo dõi đối thủ

 

Đối thủ chính là nguồn thông tin nhanh nhất và dễ nhất ta có thể tiếp nhận và tham khảo. Vì vậy khi tìm kiếm Insight những thông tin từ đối thủ để lộ hoàn toàn có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho bạn, nhất là những đối thủ có cùng tệp khách hàng:

- Đối thủ đang làm gì?

- Tại sao họ lại làm như vậy?

- Nội dung của đối thủ làm có lượt tương tác cao không?

- Phản hồi của khách hàng bên đối thủ là gì?

 

2.5 Khảo sát

 

Thay vì ngồi đoán mò xem khách hàng mong muốn gì mà có thể đoán bị sai, ta có thể lựa chọn lập bảng khảo sát và hỏi trực tiếp người tiêu dùng. Tuy điều này mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nguồn data dùng được lâu dài và các thông tin sẽ có mức đáng tin cậy cao hơn.

 

Gửi bình luận của bạn: